image banner
TIN MỚI
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Kiến Thụy với 6 giải pháp đột phá phát triển sản xuất nông nghiệp tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương

Kiến Thụy với 6 giải pháp đột phá phát triển sản
 xuất nông nghiệp tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương

Theo báo cáo của ngành chức năng, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, thủy sản của huyện tiếp tục được duy trì, phát triển; tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2015-2020 đạt 1,70%/năm (giá so sánh năm 2010). Cơ cấu kinh tế nông nghiệp Kiến Thụy chuyển dịch đúng hướng: tăng tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản và chăn nuôi, giảm giá trị sản xuất trồng trọt.

 Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện bước đầu hình thành vùng sản xuất tập trung, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến; tăng cường ứng dụng hữu cơ vi sinh trong sản xuất, tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng cao; cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, chuyển dịch tích cực; sản xuất gắn với thị trường, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Cùng với đó, thu hút đầu tư vào nông nghiệp của huyện nhà bước đầu đã phát huy hiệu quả, nhất là sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã trong các khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả quan trọng bước đầu đạt được, quá trình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, thủy sản của huyện còn chậm, một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện, cụ thể là: Sản xuất nhỏ lẻ vẫn là chủ yếu, ruộng đất còn manh mún, tình trạng không canh tác, bỏ ruộng hoang ngày càng tăng; việc ứng dụng cơ giới hóa, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao chưa đồng bộ trong sản xuất. Sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao chiếm tỷ lệ còn thấp. Ở một số lĩnh vực cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa phù hợp. Cây trồng vẫn chủ yếu là lúa, cho năng suất, giá trị và thu nhập thấp so với các đối tượng khác. Tăng trưởng đàn vật nuôi chủ yếu là gia cầm; đàn lợn giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh. Cơ cấu nghề khai thác, thiết bị khai thác còn chưa phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản. Các sản phẩm chủ lực như (rau, củ, quả; lợn thịt, gà lông màu; tôm thẻ chân trắng) cho năng suất, giá trị và hiệu quả cao chiếm tỷ trọng nhỏ (1,0-3,0%) trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp do diện tích sản xuất thâm canh còn thấp. Sản phẩm OCOP, sản phẩm có nhãn hiệu, thương hiệu, được gắn nhãn truy xuất và tiêu thụ trong các cửa hàng, siêu thị vẫn chưa nhiều; giá trị gia tăng mới được cải thiện ở bước đầu. Diện tích sản xuất được chứng nhận GAP, hữu cơ, an toàn dịch bệnh chiếm tỷ lệ còn thấp.

Với mục tiêu tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Trong thời gian tới, huyện nhà đề ra 6 giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững đó là: Cơ cấu lại Nông nghiệp theo lĩnh vực của ngành; Tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là nhiệm vụ, giải pháp đột phá quan trọng hàng đầu để chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất tập trung quy mô lớn, công nghệ cao và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; Xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu, quảng bá xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp của huyện; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nông sản, thủy sản, quản lý giống, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và vật tư nông nghiệp; Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Với các mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp của Kiến Thụy đạt 2% /năm; cơ cấu ngành nông nghiệp: Trồng trọt – lâm nghiệp 21,4%, chăn nuôi 29,18%, thủy sản 47,9%. Giá trị sản xuất trung bình đạt 250 triệu/ha. Tỷ lệ diện tích trồng trọt được ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ tiến tiến, công nghệ cao trên 50%. Sản lượng thịt hơi sản xuất trên 17.000 tấn; trên 70% gia trại, trang trại ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 2.500 ha; với sản lượng thủy sản đạt trên 45.000 tấn. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích đất nông nghiệp được tích tụ tập trung trên địa bàn huyện để sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao là 500 ha. Không còn hộ nghèo ở khu vực nông thôn; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%; tỷ lệ hộ nông dân được dùng nước sạch là 100%. 100% số xã cơ bản đạt tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu theo bộ tiêu chí xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2020-2025 của thành phố Hải Phòng. Tỷ lệ chất thải rắn nông thôn được thu gom xử lý đạt 95%; 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng ở khu vực nông thôn áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm môi trường. Hàm lượng các chất độc hại trong không khí ở khu vực dân cư nông thôn đạt tiêu chuẩn./.

                                        Vinh Nguyên

QR Code
1 2 3 4 5  ... 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0